Việc Đây
Dành cho

Nhà tuyển dụng

Headhunter là gì? Headhunter làm công việc gì?

Tuy chỉ mới xuất hiện trong những năm gần đây nhưng Headhunter đang dần trở nên rất phổ biến. Hiểu một cách ngắn gọn, Headhunter là người đi “săn” chất xám, tìm người tài theo đặt hàng của các doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về Headhunter, công việc của một Headhunter.

Doanh nghiệp nào cũng mong muốn có được đội ngũ nhân sự giỏi, trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm để tạo ra sức cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với những vị trí cấp cao thì càng cần tìm được người “đủ tâm đủ tầm”, hội tụ đầy đủ năng lực cũng như các kỹ năng mềm khác. Vấn đề được đặt ra là tìm những người đó ở đâu? Lúc này, Headhunter sẽ “ra tay”, tìm kiếm và mang về cho doanh nghiệp ứng viên như mong muốn. Vậy Headhunter là gì? Headhunter là ai?

Headhunter là gì?

Headhunter là cụm từ chỉ những người làm trong nhóm ngành nhân sự (HR- Human Resource) chuyên đi săn chất xám, nhân tài theo các đơn đặt hàng từ các công ty khách hàng hoặc cho chính công ty mình. Những người làm công việc Headhunter có thể xuất thân từ bất kỳ ngành nào, nhưng đa phần là trong nhóm ngành Kinh tế và Xã hội.

Headhunter chuyen di san nhan tai

Headhunter là những người chuyên đi “săn” nhân tài - Ảnh: Internet

Trong xu thế thị trường cạnh tranh như hiện nay, doanh nghiệp nào cũng đều muốn “chiêu hiền đãi sĩ”,tìm kiếm người tài để tạo nên “sức khỏe” cho doanh nghiệp. Với ngành Nhà hàng – Khách sạn thì nhu cầu tìm nhân sự giỏi chuyên môn càng trở nên bức thiết, tạo dựng hình ảnh chuyên nghiệp, mang đến cho khách hàng sự hài lòng cao nhất, tăng sức cạnh tranh với nhiều đơn vị nhà hàng, khách sạn khác. Báo cáo từ Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR), trong giai đoạn 2016 – 2020, cả nước cần đến 870.000 lao động mới có chất lượng. Nhưng số liệu từ cuộc khảo sát của Jobstreet.com cho thấy, chỉ khoảng 45% lao động đang làm việc trong lĩnh vực này có bằng cấp chuyên môn và đào tạo bài bản. Vậy nên, ngành Nhà hàng – Khách sạn đang rất cần những Headhunter để “đãi cát tìm vàng”, tuyển chọn được ứng viên chất lượng, nhất là các vị trí quan trọng như CEO, Giám đốc các bộ phận (Buồng phòng, F&B, Lễ tân...).

nha hang khach san can Headhunter de tim ung vien quan trong
Để tìm được ứng viên chất lượng cho các vị trí quan trọng trong nhà hàng, khách sạn rất cần những Headhunter – Ảnh: Internet

Công việc của Headhunter là gì?

Mỗi doanh nghiệp đều có bộ phận Nhân sự phụ trách việc tìm người, tuyển dụng, vậy tại sao cần phải tìm Headhunter để “săn” người tài? Như bạn đã biết, mỗi mùa tuyển dụng, bộ phận Nhân sự tiếp nhận hàng trăm ngàn hồ sơ ứng viên khác nhau, sẽ rất khó khăn để tìm được ứng viên cao cấp, đảm nhận vị trí quan trọng. Bên cạnh đó, những ứng viên có chuyên môn, giàu kinh nghiệm rất ít khi công khai hồ sơ của mình trên các website tìm việc đại chúng, báo chí hay nộp đại trà vào các đơn vị đang tuyển dụng. Họ chỉ ứng tuyển sau khi đã tìm hiểu đầy đủ về đơn vị và công việc. Sự hạn chế về mối quan hệ với ứng viên cao cấp ngoài thị trường cũng ít nhiều ảnh hưởng đến quá trình tìm người tài của bộ phận Nhân sự. Lúc này, các nhà tuyển dụng tìm đến Headhunter.

Quy trình làm việc của một Headhunter bắt đầu bằng việc người quản lý hoặc chuyên viên nhân sự của doanh nghiệp sẽ viết một mô tả công việc và yêu cầu đối với ứng viên cần tìm. Chúng thường bao gồm cả kỹ năng cứng, kỹ năng mềm và mô tả các loại tính cách người sẽ phù hợp với đơn vị của họ. Các Headhunter luôn có sẵn một cơ sở dữ liệu ứng viên riêng cùng với sự am hiểu về thị trường trong lĩnh vực hoạt động, khi có yêu cầu từ khách hàng, họ sẽ phải định hình sẵn trong đầu những ứng viên tương ứng với vị trí đó, giúp quá trình hỗ trợ khách hàng nhanh nhất và có chất lượng nhất.

sau khi dat hang nha tuyen dung Headhunter bat dau tim kiem nhan tai
Sau khi tiếp nhận đặt hàng từ nhà tuyển dụng, Headhunter bắt đầu định hình và tìm kiếm ứng viên phù hợp - Ảnh: Internet

Công việc của Headhunter không dừng lại ở việc tuyển thành công 1 vị trí cho khách hàng. Họ còn phải theo dõi ứng viên trong quá trình thích nghi, làm việc ở môi trường mới, tư vấn thêm cho ứng viên thông tin về doanh nghiệp. Nếu sau một thời gian ngắn, ứng viên không tiếp tục làm việc thì Headhunter cần phải tìm hiểu nguyên do để từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp hơn cho lần tuyển dụng sau.

Để thành công với công việc Headhunter, bạn phải là người có kỹ năng sales, kỹ năng nhân sự, khả năng giao tiếp tốt, phong thái cởi mở, tự tin và biết xây dựng, phát triển các mối quan hệ. Ngoài ra họ cần phải khách quan trong việc đánh giá ứng viên dựa trên năng lực, tố chất qua hành vi... chứ không dựa trên cảm nhận cảm tính.

Headhunter thường gặp khó khăn nào?

Headhunter là công việc tưởng chừng đơn giản tuy nhiên người trong cuộc là những nhân chứng sống mang lại những trải nghiệm thực tế về khó khăn mà những headhunter gặp phải. Theo chia sẻ từ một headhunter có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chị cho biết: “Trải qua gần 10 năm làm trong nghề chúng tôi đã gặp không ít khó khăn và thách thức khi thời cuộc luôn thay đổi, công việc này không có bất cứ một chuẩn mực nào, chúng tôi phải làm việc linh hoạt theo yêu cầu của khách hàng. Với đối tượng “săn đón” chúng tôi cũng gặp không ít khó khăn khi “theo đuổi” họ.  Có những đối tượng phù hợp với vị trí tuyển dụng về kiến thức và kỹ năng đôi khi tại không phù hợp với yêu cầu về phong thủy từ phía khách hàng chẳng hạn. Có những vấn đề rất nhỏ như thế nhưng giải quyết nó đòi hỏi bạn phải trang bị đầy đủ kỹ năng chuyên môn và áp dụng kỹ năng mềm thật linh hoạt mới có thể làm hài lòng khách hàng”.

Chia sẻ của một headhunter chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về những khó khăn mà họ phải trải qua trong nghề nghiệp của mình. Nếu bạn có ý định trở  thành một headhunter, hãy tìm hiểu thật kỹ về vấn đề này, chính nó là xương sống trong công việc của bạn trong tương lai.

Một vài kinh nghiệm dành cho Headhunter

  • Kinh nghiệm kiểm tra thông tin ứng viên: Chỉ kiểm tra sếp cũ và đồng nghiệp của các ứng viên. Có thể kiểm tra bằng cách thông qua các kênh thông tin các nhân như facebook.
  • Cách cho khách hàng ăn bánh: Headhunter nên áp dụng cách này với khách hàng. Lần đầu tiên khi giao dịch nếu headhunter đưa ra được cho khách hàng những ưng viên phù hợp nhất thì lần sau khách hàng thường sẽ chấp nhận ngày chứ không để ý nhiều nữa giống như việc ăn bánh.
  • Hãy chú ý đến thuật ngữ “khách hàng shopping”: Điều này có nghĩa là khách hàng không có nhu cầu tuyển dụng thật sự tuy nhiên lại luôn yêu cầu headhunter cung cấp ứng viên để thông qua các buổi phỏng vấn hoặc những ngày thử việc ngắn hạn, họ sẽ khai thác kinh nghiệm của ứng viên để đúc kết cho công ty của mình.

headhunter là gì

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn Headhunter là gì cũng như công việc của một Headhunter. Nhìn chung, Headhunter là đang là một nghề khá hấp dẫn hiện nay và có nhiều tiềm năng để phát triển vì nhu cầu tuyển nhân sự cao cấp tại các doanh nghiệp liên tục tăng cao.