Việc Đây
Dành cho

Nhà tuyển dụng

10 sai lầm trong cuộc phỏng vấn

Những điều được nói ở đây không đảm bảo bạn sẽ có được công việc mà bạn ứng tuyển nhưng có thể làm gia tăng cơ hội bằng cách tránh một số sai lầm phổ biến. Nào hãy cùng thảo luận một số sai lầm phổ biến nhất trong quá trình phỏng vấn xin việc.

Tất cả chúng ta đều biết phỏng vấn tìm việc căng thẳng đến mức nào, đặc biệt khi chúng ta gặp các vấn đề về tài chính, và thực sự cần một công việc. Cách tốt nhất để chống lại sự bối rối, căng thẳng trong cuộc phỏng vấn là nên chuẩn bị, thực hành những gì bạn sẽ nói, và nên biết trả lời như thế nào cho các câu hỏi phổ biến mà bạn sẽ phải trả lời. Bạn muốn câu trả lời của mình có tính chất hùng biện, thông minh và được chuẩn bị chứ không phải như học thuộc lòng.

Những điều được nói ở đây không đảm bảo bạn sẽ có được công việc mà bạn ứng tuyển nhưng có thể làm gia tăng cơ hội bằng cách tránh một số sai lầm phổ biến. Nào hãy cùng thảo luận một số sai  lầm phổ biến nhất trong quá trình phỏng vấn xin việc.

Sai lầm thứ 1 : Hành động hoang tưởng, lo lắng, bồn chồn, hoặc thiếu tự tin trong một cuộc phỏng vấn.

Phải làm gì:

Một người thu hút sự chú ý của người khác khi họ tự tin nhưng không tự mãn hoặc tự phụ. Thậm chí nếu bên trong bạn không cảm thấy tự tin nhưng phải thể hiện bên ngoài rằng bạn tự tin.

Sau tất cả bạn cũng chỉ là con người, có một chút lo lắng cũng là bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn thể hiện sự tự tin vào khả năng của bản thân có thể thực hiện các nhiệm vụ công việc bạn ứng tuyển, bạn sẽ chiếm cảm tình của người phỏng vấn dễ dàng. Khi người phỏng vấn cảm thấy yên tâm hơn họ sẽ thoải mái hơn với bạn và buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ hơn.

Sai lầm thứ 2 : Nói dối về công việc, thành tích trong quá khứ, kỹ năng, hoặc bất cứ điều gì khác trong một cuộc phỏng vấn việc làm.

Phải làm gì:

Giảm nhẹ các tiêu cực, nhưng không nói dối về nó. Hầu hết những thông tin trong hồ sơ của bạn có thể kiểm chứng, vì vậy nếu bạn nói dối có thể bị phát hiện. Ngoài ra, khi bạn nói dối về điều gì đó, sự tự tin của bạn sẽ bị giảm đi.  Nếu một vấn đề tiêu cực bắt buộc phải được nhắc đến, hãy cố gắng đưa một yếu tố tích cực vào bằng cách nêu rõ những gì bạn đã học được từ những điều tiêu cực đó và bạn đã cải thiện nó tốt hơn như thế nào.

Sai lầm thứ 3 : Nói xấu về ông chủ, công ty, hoặc đồng nghiệp trước đây trong cuộc phỏng vấn

Phải làm gì:

Thật hiếm có ai làm việc cho một công ty trong suốt quãng đời còn lại của mình, sẽ có lúc bạn cũng nghỉ việc. Nếu bạn nói xấu về công việc, đồng nghiệp hay ông chủ cũ, thì người phỏng vấn sẽ biết rằng bạn có thể nói xấu về họ một ngày nào đó. Ngoài ra, nói xấu đồng nghiệp hoặc công ty cũ trước đây cho thấy bạn có thể không phải là một người làm việc nhóm tốt.

Điều đó không quan trọng dù lời phàn nàn của bạn có đúng hay không thì phần lớn nhà tuyển dụng tin rằng lỗi là của bạn, và bạn gặp vấn đề để làm việc hòa hợp với các đồng nghiệp hay Sếp. Đây là một dấu X đỏ đối với người phỏng vấn.

Sai lầm thứ 4 : Nói quá nhiều

Phải làm gì:

Khi người phỏng vấn hỏi bạn một câu hỏi, bạn chỉ trả lời câu hỏi đó và không nói thêm gì nữa. Đừng nói với họ một câu chuyện về một cái gì đó đã xảy ra liên quan đến những gì họ hỏi, trừ trường hợp đặc biệt họ yêu cầu bạn làm như vậy. Ngoài ra, cũng không kể với họ một câu chuyện về một người nào đó hoặc không liên quan đến công việc dù bạn nghĩ rằng điều đó là đặc biệt liên quan đến câu hỏi. Câu trả lời của bạn phải thiện chí, chứa nhiều nhiều thông tin, nhưng phải ngắn gọn, súc tích.

Sai lầm thứ 5 : Cuộc phỏng vấn mang tính chất cá nhân.

Phải làm gì:

Có những câu hỏi riêng tư nhất định người tuyển dụng không được phép hỏi trong buổi phỏng vấn. Một cuộc phỏng vấn chỉ nên dựa hoàn toàn vào khả năng của bạn để làm công việc đó cũng  như học vấn và kỹ năng liên quan đến công việc.

Dù bạn có nhận ra hay không, việc cung cấp quá nhiều thông tin riêng tư sẽ khiến bạn ít chuyên nghiệp đi, và các thông tin được cung cấp đôi khi được nhà tuyển dụng sử dụng để từ chối thuê bạn. Ví dụ như đừng nói với người phỏng vấn bạn có bao nhiêu con và tuổi của chúng, nhưng sau đó lại trấn an họ rằng bạn có thể chăm sóc chúng tốt và có kế hoạch cho bọn trẻ khi bạn đi làm, bởi vì những người không để con cái ảnh hưởng đến công việc của họ sẽ không bao giờ nói những điều như vậy, bạn đưa những thông tin đó vào cuộc phỏng vấn sẽ khiến họ nghi ngờ rằng đây là vấn đề bạn gặp trong quá khứ.

Người phỏng vấn không cần biết bạn bao nhiêu tuổi, có bao nhiêu con hoặc cháu, bao nhiêu con thú cưng, bất cứ điều gì về lịch sử khám chữa bệnh, cho dù bạn độc thân, kết hôn hoặc ly dị, hoặc bất cứ điều gì khác mà không liên quan đặc biệt với công việc mà bạn đang ứng tuyển.

Sai lầm thứ 6 : Bạn đến quá sớm hoặc quá trễ.

Phải làm gì:

Bạn nên đến cuộc phỏng vấn đúng giờ, bởi vì đến trễ không chỉ chứng tỏ bạn là người thiếu trách nhiệm mà còn khiến nhà tuyển dụng cảm thấy cuộc phỏng vấn này không quan trọng đối với bạn. Bạn cũng không nên đến quá sớm, làm cho người phỏng vấn có cảm giác bạn đang buộc họ thay đổi lịch làm việc vì bạn bởi vì họ cẩm thấy không thoải mái khi biết bạn đang ngồi đợi họ từ lúc 1:15 trong khi theo lịch trình là đến 2:00.

Nguyên tắc ở đây là, nếu bạn chưa điền vào mẫu đơn ứng tuyển của công ty, bạn muốn đến sớm khoảng 15 phút để có thời gian điền đơn. Điều này đúng ngay cả khi bạn đã nộp đơn bộ hồ sơ rồi. Hầu hết các nhà tuyển dụng sẽ có một mẫu đơn ứng tuyển, bạn cần phải điền vào, nơi bạn sẽ ký xác nhận những điều bạn đang nói là sự thật, và cung cấp cho họ bất kỳ thông tin bổ sung mà bộ hồ sơ của bạn có thể chưa có. Nếu bạn đã điền thông tin vào mẫu đơn rồi thì đến sớm 5-10 phút là tốt nhất. Bạn luôn luôn phải có mặt trước 5 phút để có thể bắt đầu đúng giờ, nếu người phỏng vấn đã sẵn sàng.

Sai lầm thứ 7 : Nói với người phỏng vấn rằng hệ thống của họ không hoàn thiện, hoặc bạn dự tính khi được tuyển vào sẽ làm thay đổi mọi thứ, tạo ra cú hích để thay đổi tình trạng trì trệ này.

Phải làm gì:

Trừ khi bạn là một chuyên gia về tổ chức hoặc một trong những ứng viên cho vị trí quản lý điều hành được thuê cho mục đích đặc biệt này, bạn không nên nói với một người phỏng vấn rằng bạn biết rõ về mọi hoạt động của công ty hơn những người đã có nhiều thời gian làm việc tại công ty hơn bạn. Nếu bạn được yêu cầu đưa ra ý kiến ​​cho đề xuất thay đổi tất nhiên là bạn sẽ cho ý kiến nhưng luôn luôn chắc chắn rằng chỉ nêu ra cái gì đó tốt cho hệ thống hiện tại.

Sai lầm thứ 8 : Ăn mặc không phù hợp, hoặc quá sang trọng, hoặc quá bình thường

Phải làm gì:

Tìm hiểu rõ về công ty và công việc mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn nộp đơn cho vị trí điều hành xe nâng và mặc bộ comple sọc nhỏ hoặc bộ comple ba chiếc bạn sẽ bị loại ngay, tương tự  mặc quần jean màu xanh và áo thun ngắn tay cho một công việc hành chính văn phòng sẽ không phù hợp. Nguyên tắc tốt nhất ở đây là nhìn vào toàn bộ công ty nói chung và sau đó nhìn vào nhiệm vụ công việc bạn sẽ thực hiện. Bạn nên mặc một bộ trang phục công sở phù hợp với vị trí, nhiệm vụ công việc.

Một vị trí điều hành, hầu hết người lao động ở những vị trí này thường mặc áo vest và áo sơ mi có nghĩa là bạn cần phải mặc một bộ comple và cà vạt. Đối với một vị trí nhân viên văn phòng bình thường bạn nên mặc một bộ công sở phù hợp cho buổi phỏng vấn. Đối với vị trí công nhân hoặc lao động phổ thông, nếu mọi người mặc jean và áo thun thì bạn có thể mặc quần kaki và áo sơ mi.

Sai lầm thứ 9 : Không mang theo tài liệu, thủ tục giấy tờ phù hợp

Phải làm gì:

Khi được mời phỏng vấn, bạn cần mang theo các giấy tờ theo yêu cầu. Ngoài ra, hãy chắc chắn rằng bạn có số điện thoại, tên, địa chỉ, thông tin những gì bạn cần điền vào mẫu đơn ứng tuyển hoặc giấy chứng nhận.

Luôn mang theo hai bản sao của bộ hồ sơ, nếu bạn được yêu cầu, một bản cho bạn, một bản cho người phỏng vấn. Nếu bạn đã fax bộ hồ sơ cho công ty, cũng nên mang theo bản sao bởi vì máy fax có thể bị trục trặc hoặc chất lượng bản fax không tốt.

Luôn có sẵn giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, bằng lái xe, thẻ bảo hiểm, hoặc giấy khai sinh phòng trường hợp khi cần. Nếu công việc của bạn đòi hỏi có giấy chứng nhận hoặc giấy phép hành nghề hãy mang theo chúng.

Sai lầm thứ 10 : Sử dụng tiếng lóng, phân biệt chủng tộc, từ ngữ xúc phạm, tục tĩu hoặc phân biệt giới tính.

Phải làm gì:

Giao tiếp một cách chuyên nghiệp. Lời nói cũng quan trong như phong thái, kỹ năng, nếu ngôn ngữ bạn sử dụng tiêu cực, không chuyên nghiệp, hoặc đầy lòng thù hận bạn sẽ không được thuê.

Tránh mười sai lầm này, bạn sẽ thể hiện bản thân theo cách tốt nhất của mình trong buổi phỏng vấn. Làm thế nào để thể hiện bản thân cũng quan trọng như kiến thức và kỹ năng bạn có để hoàn thành công việc. Công việc sẽ đến với ứng viên hội đủ điều kiện nhất, thể hiện hình ảnh tốt nhất.

Chúc may mắn!